[KỲ 2] Mô hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp nào phù hợp trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: "Hội hay hiệp hội"?

1. Tổ chức Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Đối với Hiệp hôi Bảo hiểm Việt Nam - đây được coi là hiệp hội tổ chức kinh tế với thành viên tham gia là các doanh nghiệp bảo hiểm, tự nguyện thành lập, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau hoạt động hiệu quả, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ để thị trường bảo hiểm phát triển bền vững.

Trong gần 20 năm hoạt động, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là môi trường hoạt động của các DNBH, công ty BH trong các nghiệp vụ bảo hiểm chính như nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm ( hội viên chính thức), ngoài ra Hiệp hội có sự tham gia của các tổ chức khác như các công ty giám định, DN môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện cũng như các tổ chức đào tạo bảo hiểm khác (hội viên liên kết). Theo đó sự có mặt của các công ty giám định nhằm mục đích hỗ trợ các DNBH, tổ chức bảo hiểm trong công tác giám định tổn thất, tính toán bảo hiểm, đánh giá rủi ro…

 

 

 

Luật sửa đổi ban hành đưa ra các hoạt động dịch vụ phụ trợ Bảo hiểm trong đó bao gồm: tư vấn, tính toán bảo hiểm, đánh giá rủi ro, giám định, giải quyết bồi thường . Thành lập một tổ chức xã hội- nghề nghiệp sẽ là cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm có một môi trường nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hành nghề. Không chỉ là tổ chức đứng ra bảo vệ lợi ích nhóm trong hoạt động phụ trợ Bảo hiểm, tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn là cầu nối nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm đặc biệt trong lĩnh vực Tư vấn , giải quyết bồi thường, mà hiện nay chưa có một Hiệp hội nào đảm nhiệm.

2. Mô hình tổ chức trong lĩnh vực dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại một số nước trên thế giới

Tại các quốc gia trên thế giới, hàng loạt các Hiệp hội ra đời nhằm thực hiện mục đích chung hỗ trợ, phát triển trong quá trình hành nghề.

Đơn cử tại Mỹ, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm được thành lập thành các liên đoàn hay hiệp hội độc lập, thực hiện các chức năng riêng. Hàng loạt các Hiệp hội trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm ra đời nhằm cung cấp một diễn đàn cho các chuyên gia tư vấn về bảo hiểm và rủi ro; hỗ trợ hội viên về các vấn đề bảo hiểm quan trọng như phân tích đánh giá rủi ro bảo hiểm, tư vấn và giải đáp khắc phục các tranh chấp về bồi thường. Ngoài ra một số hiệp hội khác như hiệp hội đại lý bảo hiểm , hiệp hội môi giới bảo hiểm hay hiệp hội giám định viên cũng được thành lập và phát triển.

Tương tự như Mỹ, Pháp cũng có các tổ chức , hiệp hội hoạt động độc lập với chức năng riêng : Hiệp hội luật sư bảo hiểm (AJA) cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm , giải quyết tranh chấp, bồi thường bảo hiểm; Câu lạc bộ quản lý rủi ro Pháp (club francorisk) cung cấp dịch vụ tư vấn , quản lý, đánh giá rủi ro bảo hiểm …

Tại Nhật, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm được thành lập, hoạt động trong một số Hiệp hội bảo hiểm lớn: VD: Hiệp hội bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản (The general association of Japan). Với sự tham gia của không chỉ các công ty, DNBH mà còn có sự tham gia đông đảo của các đại lý bảo hiểm, các công ty môi giới hay các viện nghiên cứu, cơ quan , nhóm hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm: như đánh giá rủi ro, giám định, tính toán phí...

Láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc cũng có một thị trường hoạt động dịch vụ phụ trợ mạnh mẽ. Trung Quốc thành lập một cơ quan nhà nước chuyên biệt trong việc điều tiết và giám sát bảo hiểm- Ủy ban điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc. Không chỉ thúc đẩy việc giám sát , minh bạch hay cung cấp các hoạt động phụ trợ về đánh giá, tính toán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các DNBH, Ủy ban điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc còn tập trung xây dựng cơ chế hoạt động “hiệp đồng” để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Một số hiệp hội như: Hiệp hội bảo hiểm Trung Quốc (IAC) vừa giám sát hoạt động của các thành viên là các DNBH, tổ chức bảo hiểm theo đúng tiêu chuẩn, đúng pháp luật; đánh giá rủi ro thị trường tới các cơ quan chức năng; vừa phối hợp hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm như giải quyết tranh chấp, hòa giải…

 

 

3.Tổ chức hoạt động dịch vụ phụ trợ Bảo hiểm phù hợp tại Việt Nam: Hội hay hiệp hội?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, theo đó HỘI được hiểu là “...tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước..”.

Điều này cũng quy định, hội có các tên gọi khác nhau như hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật được gọi chung là hội. Như vậy tên gọi “HỘI” hay “HIỆP HỘI” đều cùng chỉ chung một tổ chức là “HỘI”, các thành viên liên kết với nhau vì có cùng một lợi ích chung, nhằm tạo ra sức mạnh chung trong hoạt động của mình.

Có thể thấy tổ chức xã hội- nghề nghiệp là tổ chức hoạt động vì mục đích chung của một bộ phận thành viên có chung nhu cầu. Chính vì vậy không có một quy chuẩn áp đặt, bắt buộc đối với một mô hình nào cho việc thành lập một tổ chức xã hội- nghề nghiệp trong lĩnh vực phụ trợ Bảo hiểm, hay nói cách khác việc thành lập một tổ chức hoàn toàn dựa trên nhu cầu, mong muốn của tập hợp các cá nhân, tổ chức cùng chung một lĩnh vực hoạt động, hay cùng chung một chức năng nghề nghiệp.

Luật mới ban hành là hành lang pháp lý cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này thành lập một tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy những người làm trong lĩnh vực này nên xem xét, nghiên cứu để tham gia một hội phù hợp với bản thân mình nhất. 
-----
Mời quý độc giả theo dõi và đón đọc [kỳ 3] của chúng tôi trên fanpage Tư vấn Dịch vụ Bảo hiểm Việt nam

Bài viết liên quan
Văn Phòng Luật Sư Tinh Hoa Việt

Văn Phòng Luật Sư Tinh Hoa Việt

THÔNG BÁO Văn Phòng Luật Sư Tinh Hoa Việt trân trọng thông báo hỗ trợ Khách hàng đi gửi tiết tại SCB chuyển thành Hợp đồng bảo hiểm Manulife!!! Khách hàng Tham gia khảo sát chúng tôi đã xây dựng (Link khảo...

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: “HOÀN THIỆN HỒ SƠ ĐỂ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI BẢO HIỂM”

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: “HOÀN THIỆN HỒ SƠ ĐỂ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI BẢO HIỂM”

 Một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đầy đủ bao gồm những tài liệu gì?  Làm sao để hỗ trợ khách hàng khi bị từ chối bồi thường hoặc bồi thường không thỏa đáng?  Làm sao để soạn thảo đơn khiếu nại,...

WORKSHOP: NGÂN HÀNG “LỪA” MUA BẢO HIỂM – TỘI DANH HÌNH SỰ

WORKSHOP: NGÂN HÀNG “LỪA” MUA BẢO HIỂM – TỘI DANH HÌNH SỰ

Ngân hàng “lừa” mua bảo hiểm đã trở thành từ khóa “hot search” trong thời gian vừa qua trên khắp các diễn đàn mạng xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một thực trạng đáng buồn khi việc gửi tiết kiệm, đầu...

VICS-CORP TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 8

VICS-CORP TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 8

1. Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên tư vấn bảo hiểm * Mô tả công việc:- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.- Tư vấn bảo hiểm: tư vấn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng; tư vấn giải...

[CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI] ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2022

[CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI] ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2022

  Dự thảo luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành năm 2023. Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Bảo hiểm Việt Nam (VICS-CORP) hân hạnh tổ chức chương trình trao đổi: “Điểm mới trong Dự...

Thông báo tiếp nhận hồ sơ bị từ chối bồi thường bởi Công ty MB Ageas life!

Thông báo tiếp nhận hồ sơ bị từ chối bồi thường bởi Công ty MB Ageas life!

Trong thời gian qua có một số khách hàng bị MB Ageas life từ chối bồi thường bảo hiểm Quyền lợi bảo hiểm hỗ trợ viện phí và chi phí phẫu thuật khi thực hiện thủ thuật Nội soi thanh quản hoặc thủ thuật Nội soi thực quản, nội soi...

Nội dung chi tiết chương trình trao đổi:

Nội dung chi tiết chương trình trao đổi: "Điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm 2022 & Tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm".

Sau đây là chi tiết chương trình đầy hấp dẫn các bạn không thể bỏ lỡ:   Buổi sáng: Trao đổi cùng Luật sư Đỗ Hồng Sơn - CEO Vics-corp + 8:30 - 10:00: So sánh luật kinh doanh bảo hiểm cũ và mới, phân tích những điểm mới, điểm ưu việt...

CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI: “ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2022 & TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM”

CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI: “ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2022 & TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM”

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 vừa được Quốc hội thông qua và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới. Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Bảo hiểm Việt Nam (VICS-CORP) hân hạnh tổ chức chương trình trao đổi: “Điểm mới trong...