Cần ghi rõ hợp đồng bảo hiểm không phải là hợp đồng gửi tiền

Đó là lưu ý của luật sư Lưu Vũ Anh, Giám đốc Văn phòng luật sư Tinh Hoa Việt nhằm tránh hiểu lầm giữa “gửi tiết kiệm” và “bảo hiểm đầu tư”.

Thời gian gần đây, khi mà tình trạng “phím”, “ép” mua bảo hiểm còn chưa lắng xuống, Báo Đầu tư Chứng khoán tiếp tục nhận được nhiều phản ảnh liên quan tới câu chuyện đánh tráo khái niệm “gửi tiết kiệm” và “bảo hiểm đầu tư”. Hướng nào giải quyết vấn đề này, theo ông?

Hai trong nhiều vụ tranh chấp mới đây mà chúng tôi tiếp nhận đều liên quan đến việc khách hàng bị nhầm lẫn giữa “gửi tiết kiệm” và “bảo hiểm đầu tư”, mà người gửi tiền bức xúc gọi là “đánh tráo khái niệm”, dụ người đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng mua bảo hiểm và nói là đầu tư nhằm mục đích đạt KPI (chỉ tiêu) bằng mọi cách.

Câu chuyện “phím”, “ép” mua bảo hiểm là chuyện cũ, nhưng vẫn khá phổ biến (để nói về trường hợp khách hàng đi vay tiền tại ngân hàng nhưng bị định hướng mua bảo hiểm nhân thọ) trước khi lộ diện chuyện mới “nhầm lẫn” kiểu trên. Động thái “phím”, “ép” nói cách khác là “thỏa thuận lợi ích”, tức là nếu mua bảo hiểm thì được ưu đãi về tỷ lệ lãi suất.

Trong toàn bộ quá trình tư vấn, khách hàng và đại lý bảo hiểm mỗi bên đều giữ quan điểm của mình, ai cũng có lý lẽ nhưng thường không có bằng chứng xác thực cho lý lẽ này. Cũng vì chưa có bằng chứng đầy đủ nên chưa thể khẳng định là ngân hàng hay công ty bảo hiểm làm sai.

Để tránh lặp lại những vụ việc tương tự, chúng tôi đề nghị trong phần ký tên trong hợp đồng bảo hiểm, giấy kê khai sức khỏe, giấy đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm (có sử dụng chữ ký điện tử) cần ghi rõ cảnh báo: “Đây không phải là hợp đồng gửi tiền để sinh lời. Đây là hợp đồng bảo hiểm để đề phòng rủi ro. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ khái niệm này trước khi ký kết”.

Như ông đã đề cập ở trên, đa số các cuộc tư vấn mua bảo hiểm đều thiếu bằng chứng hoặc bằng chứng không đầy đủ. Giải pháp ở đây là gì?

Theo tìm hiểu của tôi, toàn bộ quá trình tư vấn khách hàng và tư vấn viên bảo hiểm tại không chỉ ngân hàng, mà cả công ty bảo hiểm đều thiếu bằng chứng hoặc bằng chứng không đầy đủ, nên khi xảy ra tranh chấp thì “ông nói gà, bà nói vịt”.

Để tránh tranh cãi về sau này, ngay từ đầu, các bên cần ghi âm, ghi hình lại quá trình tư vấn để làm bằng chứng. Khách hàng đi gửi tiền tiết kiệm có thể đi với bạn bè, người thân để lúc cần có người làm chứng.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài sự chủ động của người mua, một điều quan trọng không kém là “cái tâm” của người bán bảo hiểm, bao gồm cả ngân hàng và công ty bảo hiểm, cụ thể “cái tâm”ở đây là gì?

Theo tôi, bên bán bảo hiểm cần làm rõ cho khách hàng hiểu cả điểm khác biệt, sự ưu việt cũng như hạn chế của “bảo hiểm đầu tư” và “gửi tiết kiệm”. Bên bán có thể thuê đơn vị thứ ba độc lập để khảo sát khách hàng thông qua các câu hỏi sâu trong khi tư vấn, chứ không chỉ là các câu hỏi cơ bản và gần như không có nhiều giá trị như lâu nay bên bán bảo hiểm vẫn làm với khách hàng. Các câu hỏi sâu có thể là anh/chị (khách hàng) có hiểu hết trong trường hợp nào thì không được chi trả tiền bảo hiểm hay không? Có biết sau 5 năm mới được rút gốc hay không? Có biết rút sớm sẽ mất vốn hay không?…

Bên thứ ba có thể là hiệp hội bảo vệ người mua bảo hiểm hoặc đơn vị tư vấn độc lập. Hiệp hội bảo vệ người mua bảo hiểm do những người mua bảo hiểm lập nên, có thể nằm trong hội bảo vệ người tiêu dùng nói chung hoặc có thể thành lập riêng. Ở các nước phát triển đã có những hội như thế này, trong khi Việt Nam chưa có. Tất cả là do ý chí cơ quan quản lý nhà nước có muốn thành lập hay không và có phát huy vai trò hay không. Hiện Việt Nam có Hội Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), nhưng vai trò còn rất mờ nhạt đối với cả người tiêu dùng nói chung, người mua bảo hiểm nói riêng.

Vậy cần làm gì để có thể giải quyết tận gốc những vấn đề nêu trên, theo ông?

Điều quan trọng nhất là khách hàng phải chủ động nâng cao kiến thức về bảo hiểm nói riêng, tài chính nói chung. Khi nắm rõ các khái niệm cơ bản về “bảo hiểm đầu tư”, “gửi tiết kiệm”… thì khách hàng sẽ bớt ngô nghê, tránh bị cám dỗ lãi suất cao.

Trên thực tế, khi phát hiện mình bị dụ, khách hàng thường đỗ lỗi cho tư vấn viên đã tư vấn sai, tư vấn chưa đầy đủ, nhưng điều không thể chối cãi là chữ ký sống do chính khách hàng ký. Chưa kể, khi ký và nộp xong tiền, công ty bảo hiểm thường gửi tin nhắn thông báo việc mua bảo hiểm, nhưng vì nhiều lý do mà khách hàng bỏ qua. Do đó, khách hàng cần thấu hiểu các sản phẩm để tránh bị mất tiền oan.

Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán

Link bài viết: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/can-ghi-ro-hop-dong-bao-hiem-khong-phai-la-hop-dong-gui-tien-post304128.html

 

Bài viết liên quan
Gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm nhân thọ: Thêm nhiều bạn đọc phản ánh bị nhân viên ngân hàng lừa

Gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm nhân thọ: Thêm nhiều bạn đọc phản ánh bị nhân viên ngân hàng lừa

PNO - Sau khi Báo Phụ nữ TPHCM đăng bài Đến ngân hàng gửi tiền, bỗng dưng mắc nợ bảo hiểm (số ra ngày 19/9/2022), hàng chục bạn đọc đã liên hệ với báo, cho biết họ đã bị lừa mua bảo hiểm nhân thọ sau khi nghe nhân viên ngân hàng...

Xe nằm xưởng bị ngập nước do mưa lớn, bảo hiểm có phải bồi thường?

Xe nằm xưởng bị ngập nước do mưa lớn, bảo hiểm có phải bồi thường?

Chiếc xe nằm xưởng Kia Liên Chiểu (Đà Nẵng) bị ngập trong trận mưa lịch sử ở Đà Nẵng hôm 14/10/2022, bị bảo hiểm VNI Đà Nẵng từ chối bồi thường. Gửi câu hỏi đến Báo Giao thông ngày 15/11/2022, anh Nguyễn Hùng (trú tại Cẩm...

Chưa hết băn khoăn có nên bỏ bảo hiểm bắt buộc xe máy

Chưa hết băn khoăn có nên bỏ bảo hiểm bắt buộc xe máy

Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi đã chính thức thông qua từ tháng 6/2022, nhưng quy định bắt buộc mua bảo hiểm xe máy vẫn gây tranh cãi. Bộ Tài chính: “Các nước vẫn đang bắt buộc mua” Ngày 23/9/2022 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính...

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải công khai thêm nhiều thông tin

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải công khai thêm nhiều thông tin "nóng"

Cơ quan quản lý đang xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi có hiệu lực từ đầu năm 2023, còn các công ty bảo hiểm phải ráo riết kiện toàn hệ thống để phù hợp với quy định mới về việc công bố...

Nhu cầu sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm rất cao

Nhu cầu sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm rất cao

Số lượng doanh nghiệp triển khai dịch vụ phụ trợ bảo hiểm ngày càng tăng và quy định về dịch vụ này đang được sửa đổi, bổ sung. Thêm nhiều doanh nghiệp triển khai dịch vụ phụ trợ bảo hiểm Một số công ty bảo hiểm, công ty...

Công ty bảo hiểm và văn hóa

Công ty bảo hiểm và văn hóa "chia tay” đại lý

Việc đại lý (cá nhân) đến rồi đi diễn ra liên tục ở các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng không phải cuộc “chia tay” nào cũng diễn ra êm ả và nếu không khéo có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của nhà bảo hiểm. Những cuộc chia tay...

Lợi dụng

Lợi dụng "số 0 tuyệt đối" nồng độ cồn, Bảo hiểm BSH chối bỏ trách nhiệm?

Công an và bệnh viện đã lập biên bản xác nhận người lái xe có “chỉ số bình thường” về nồng độ cồn, nhưng bảo hiểm vẫn từ chối bồi thường. Gửi đơn đến Báo Giao thông, ông Tạ Văn Phong - chủ xe Mitsubishi Xpander BKS 30G-873.47...

Bảo hiểm liên quan tới Covid vẫn nóng

Bảo hiểm liên quan tới Covid vẫn nóng

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm bị khách hàng phản ánh trì hoãn, thậm chí từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm liên quan tới dịch bệnh Covid-19 trong bối cảnh chi phí bồi thường tăng mạnh. Từ trường hợp PTI Tuần qua, Báo Đầu tư Chứng...

Gian nan tìm tung tích tư vấn viên

Gian nan tìm tung tích tư vấn viên

Những phàn nàn về việc chưa được tư vấn kỹ khi mua bảo hiểm vẫn thường diễn ra, nhưng trường hợp khách hàng phải đi tìm tung tích người tư vấn cho mình dẫn đến kêu cứu, khiếu nại là chuyện “xưa nay hiếm”. Lại thêm khiếu...