Định Luật Bánh Mỳ Phết Bơ của Murphy ứng dụng với Đại lý bảo hiểm!
Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Bảo hiểm Việt Nam

Bạn biết về định luật này chứ? Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế thì ai trong số chúng ta đều đã từng trải qua nó rất nhiều lần rồi đấy! Có chằng chỉ là sự khác nhau về tên gọi chẳng hạn như: Họa vô đơn chí, xui tận mạng, quá đen đủi hay “số nhọ!”… thác
Định luật này có nội dung chính như sau: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!
Hoặc có thể hiểu cụ thể ra như thế này: “Nếu có hai hay nhiều cách để làm một điều gì đó, và một trong những cách này có thể dẫn đến thảm họa, thì mọi người thường chọn cách đó! (If there are two or more ways to do something, and one of those ways can result in a catastrophe, then someone will do it)”. Đơn giản là việc xấu có cơ may cao hơn. Nếu một việc có khả năng sai xót nó sẽ xảy ra và luôn vào thời điểm bất ngờ nhất. Nhưng bạn đừng lo, nó không mang nghĩa tiêu cực như bạn tưởng đâu. Tại sao ư? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Khi chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy thất bại trong một thí nghiệm tưởng chừng không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hy hữu, ông đã phải thốt lên: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra! (Anything that can go wrong, will go wrong). Thế là định luật Murphy ra đời và sau vài tháng trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.
Định luật Murphy còn được gọi là “định luật bánh bơ”, bởi Edward A. Murphy đã dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh ra nó vào năm 1949. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.
Định luật bánh bơ: "Nếu có thể, sai sót sẽ luôn xảy ra"
Nhiều người đã bật cười khi lần đầu biết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưng đó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vui nhộn chứng minh định luật Murphy. Hãy ngẫm lại, có phải rất nhiều lần bạn thấy như mình cứ bị vận xui bất ngờ “chộp” lấy. Những tình huống này đều đã được kiểm chứng có tuân theo định luật Murphy. Chẳng hạn:
• Hết 6 ngày trong tuần bạn đều mang theo ô mặc dù trời tạnh ráo. Buổi sáng cuối tuần tươi đẹp, trời đang xanh trong bỗng đổ mưa to, còn bạn thì ở ngoài đường, diện bộ đồ đẹp nhất và… quên mang dù!
• Bạn xếp hàng tính tiền trong siêu thị, thấy hàng bên cạnh tính nhanh hơn liền bỏ sang hàng đó. Ngờ đâu bạn vừa sang, máy tính tiền của hàng này bỗng bị hỏng và bạn tiếp tục… chờ.
• Nếu có một ống nghiệm rơi ra từ giá đỡ thì nó thường chứa mẫu vật quan trọng nhất.
• Bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.
• Máy chiếu thường hỏng vào ngày diễn ra buổi thuyết trình.
Nguyên tắc Murphy cảnh báo, nếu không muốn tình huống xấu xảy ra, hãy hạn chế sai sót hết mức có thể (chẳng hạn, luôn mang theo dù). Bởi chỉ cần có khả năng, việc xấu có rất nhiều cơ hội trở thành hiện thực.
Không ít nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy và khẳng định đó chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức: Ta thường nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn, thế thôi! Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.
Phần nội dung trên là do tôi đi “Copy Google” về, giờ đến phần tôi viết nhé mọi người. @-@.
- Với vai trò là Người Đại lý bảo hiểm, các bạn sẽ phải tiến hành các bước tư vấn, hướng dẫn cho Khách hàng, tính toán khả năng tài chính của Khách hàng, điền thông tin cá nhân, thông tin sức khoẻ… và vô số các thông tin khác trong một Hợp đồng bảo hiểm.
- DNBH đã xây dựng cơ chế kiểm tra chéo thông tin khi xây dựng Hợp đồng bảo hiểm đó chính là việc Khách hàng cung cấp thông tin và Đại lý ghi nhận lại thông tin đó. Khách hàng còn có thêm 21 ngày cân nhắc để xem xét các Thông tin trong Hợp đồng bảo hiểm có sai sót hay không.
- Lý thuyết thật chuẩn mực và tuyệt vời phải không các bạn, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn thường xuyên có sai sót xảy ra trong khâu ghi nhận thông tin trong Hợp đồng bảo hiểm.
Hôm qua tôi mới nhận được một yêu cầu hỗ trợ từ một bạn Đại lý bảo hiểm với sự việc tóm tắt như sau: “Ghi nhầm tên Vợ ở mục Người thụ hưởng” dẫn đến việc Công ty chấp thuận chi trả cho người không tồn tại thực tế. Phần Người thụ hưởng trong Hợp đồng bảo hiểm có ghi nhận là: “Chồng/vợ” tuy nhiên tên lại không đúng với Người mua bảo hiểm và Giấy đăng ký kết hôn.
Hiện nay Gia đình lại gặp biến cố là Con gái của hai vợ chồng lại bị tai nạn giao thông phải đi cấp cứu, cần một khoản tiền lớn để tiến hành điều trị cho cháu. Mong là DNBH sớm xem xét trường hợp này để Gia đình còn có tiền chạy chữa, điều trị để cháu bé mau khỏi.
Sau vụ việc này chắc các bạn nhận xét sao về Định Luật Bánh mỳ phết bơ của Murphy và áp dụng như thế nào trong quá trình khai thác bảo hiểm của bản thân mình???
Tạm thời dừng kỳ 01 ở đây, kỳ 02 tôi sẽ chia sẻ về quá trình Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho Khách hàng này đến các bạn nhé.



