Giám định tổn thất trong bảo hiểm phi nhân thọ!

Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
 
Bên thứ ba tiến hành giám định phải thoả mãn quy định tại Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại (Luật thương mại 2005) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
 
Điều 89a. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
"4. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn như sau:
a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với lĩnh vực giám định;
b) Có chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm;
c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định."
 
Chứng chỉ quy định Giám định tổn thất bảo hiểm được chi tiết theo: Bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không); bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm hàng không.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chủ động giám định hoặc uỷ quyền thực hiện việc giám định. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu (Khoản 1 Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên. (khoản 2 điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Theo Khoản 1 Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm thì Chi phí giám định lần 01 do DNBH chi trả và khoản 2 điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định về chi phí giám định sẽ được thực hiện như thế nào.
 
Đối chiếu với Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Điều 161. Nghĩa vụ chịu chi phí giám định
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
 
Trên thực tế có một số tình huống tranh chấp về nghĩa vụ giám định như sau:
1. DNBH không thuê Công ty giám định vào đánh giá thiệt hại mà chủ động đánh giá thiệt hại sau đó ra ý kiến về vấn "Nguyên nhân và mức độ tổn thất". Khách hàng không đồng ý với kết quả mà DNBH đưa ra và đề nghị DNBH phải thuê Công ty giám định vào đánh giá tổn thất. Khách hàng cho rằng việc thuê Công ty giám định là nghĩa vụ của DNBH và chi phí của Công ty giám định trong trường hợp này là do DNBH phải chi trả. Quan điểm của DNBH thì đã giám định rồi và không chịu chi phí này, đây là do Khách hàng chủ động yêu cầu nên Khách hàng phải chịu chi phí giám định. Việc này có thể dẫn đến tiền lệ không tốt khi DNBH cứ từ chối và yêu cầu Khách hàng phải thực hiện các công việc để có thể tiến hàng giám định được lần 01.
 
2. Trong một trường hợp đặc biệt như: "Tổn thất hàng hoá là thiết bị X-quang chuẩn đoán y tế thì người giám định phải có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên DNBH lại thuê một Công ty giám định về bảo hiểm để đánh giá thiệt hại của thiết bị X-Quang chuẩn đoán y tế thì liệu có phù hợp? Trường hợp này Pháp luật chưa có quy định những trường hợp đặc biệt phải có quy định đặc biệt để đánh giá". Đây là trường hợp thực tế tôi đã giải quyết và nhận ra quy định pháp luật đang chưa rõ ràng dẫn đến Công ty giám định ra kết luận Thiết bị X-Quang không có dấu hiệu hỏng hóc ngoại quan & Thiết bị chưa được vận hành chạy thử nên không biết có hỏng máy móc bên trong hay không. DNBH kết luận luôn máy không hỏng và không tiến hành thuê bên nào giám định hay bồi thường cho khách hàng.
Tư vấn liên quan
Bán bảo hiểm Phi nhân thọ

Bán bảo hiểm Phi nhân thọ "Online"!

Thời gian gần đây kênh khai thác bảo hiểm Online đang lớn mạnh và phát triển nhanh chóng đồng thời cũng đặt ra một số khía cạnh pháp lý với quy định của pháp luật. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và một số nghị định hiện nay chưa...

Tư vấn bảo hiểm

Tư vấn bảo hiểm

Bảo hiểm và những quy định pháp luật đi kèm với nó không dễ gì để bạn có thể hiểu được trọn vẹn. Do đó, khi đối mặt với những vấn đề về bảo hiểm cần phải giải quyết, phương án lựa chọn dịch vụ tư vấn bảo hiểm...

Điều khoản “Miễn truy xét” – Nên giữ hay huỷ bỏ?

Điều khoản “Miễn truy xét” – Nên giữ hay huỷ bỏ?

Điều khoản miễn truy xét là “…..Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm kê khai không chính xác hoặc bỏ sót các thông tin trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc các mẫu đơn, bản kê khai liên quan đến việc thẩm định và chấp thuận...

Định Luật Bánh Mỳ Phết Bơ của Murphy ứng dụng với Đại lý bảo hiểm!

Định Luật Bánh Mỳ Phết Bơ của Murphy ứng dụng với Đại lý bảo hiểm!

Bạn biết về định luật này chứ? Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế thì ai trong số chúng ta đều đã từng trải qua nó rất nhiều lần rồi đấy! Có chằng chỉ là sự khác nhau về tên gọi chẳng hạn như: Họa vô đơn chí, xui tận mạng,...

Luật bên Trung Quốc xét xử như thế nào trong các vụ án tranh chấp bảo hiểm?

Luật bên Trung Quốc xét xử như thế nào trong các vụ án tranh chấp bảo hiểm?

Vụ việc 1 về vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin : Cha Yunnan Tang tham gia Bảo hiểm vào tháng 10 năm 2018. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2018, ông vô tình rơi vào một hố lũ sâu khoảng 3 mét, gây ra gãy xương cả hai chân và xương đùi. Sau đó,...

Vào năm 2018, PTI ra mắt s.ản phẩm "Bảo hiểm tình yêu" dành riêng cho những cặp đôi muốn gắn bó, đồng hành với nhau lâu dài. Đây là sản phẩm bảo hiểm đầu tiên được d.oanh nghiệp b.ảo hiểm triển khai tại Việt Nam trong lĩnh vực...

Câu chuyện cổ số hạt lúa trên bàn cờ vua và Giải thưởng của Đại lý tổ chức!

Câu chuyện cổ số hạt lúa trên bàn cờ vua và Giải thưởng của Đại lý tổ chức!

Ngày xửa ngày xưa, có một người đã tạo ra bàn cờ vua để giúp nhà vui thư giãn và rèn luyện trí tuệ. Do đó nhà vua rất muốn trọng thưởng ông xứng đáng! - Nhà ngươi muốn được thưởng gì?. Trẫm nhất định sẽ thưởng công nhà...

Bảo hiểm nhân thọ là Mô hình kinh doanh đa cấp?

Bảo hiểm nhân thọ là Mô hình kinh doanh đa cấp?

Một số ý kiến của người dân cho rằng bảo hiểm Nhân thọ là kinh doanh đa cấp, một câu hỏi trong hoá giải lời từ chối: “Bảo hiểm nhân thọ là kinh doanh đa cấp”. Chính từ những ý kiến này tôi mới đi tìm hiểu xem đâu là câu...

“Tổ chức bảo hiểm tương hỗ” – Hơn 20 năm chưa triển khai thực tế!

“Tổ chức bảo hiểm tương hỗ” – Hơn 20 năm chưa triển khai thực tế!

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định “Mục 2: Tổ chức bảo hiểm tương hỗ” từ Điều 70 đến Điều 73 để quy định về Mô hình tổ chức bảo hiểm này, đây là một mô hình khá hay trên “lý thuyết” nhưng hiện nay theo tìm hiểu...